Những khó khăn của ngành công nghệ thực phẩm và cơ hội nghề nghiệp 2023
Ngành công nghệ thực phẩm là một trong những ngành có tốc độ phát triển nhất hiện nay và được các bạn trẻ quan tâm. Tuy nhiên, mọi ngành nghề đều có những khó khăn riêng, ngành này cũng vậy. Để biết được những khó khăn của ngành công nghệ thực phẩm, hãy cùng Khoa Quốc Tế tìm hiểu qua bài viết sau.
Ngành công nghệ thực phẩm là gì?
Trước khi tìm hiểu những khó khăn của ngành công nghệ thực phẩm, chúng ta cần biết ngành công nghệ thực phẩm là gì, cùng tìm hiểu tổng quan về ngành học này nhé!
Ngành công nghệ thực phẩm
Ngành công nghệ thực phẩm (Food Technology) là ngành học chuyên về lĩnh vực bảo quản, chế biến nông sản; kiểm tra, đánh giá chất lượng trong quá trình chế biến thực phẩm; nghiên cứu phát triển sản phẩm mới, vận hành dây chuyền sản xuất – bảo quản, tạo ra nguyên liệu mới trong lĩnh vực thực phẩm, dược phẩm hay hóa học,…
Ứng dụng của ngành công nghệ thực phẩm vô cùng đa dạng và gần gũi với đời sống hàng ngày của chúng ta. Vì tất cả những gì liên quan đến đồ ăn thức uống, an toàn thực phẩm đều có thể ứng dụng kiến thức của ngành học này.
Ngành công nghệ thực phẩm thi khối nào?
Mã ngành công nghệ thực phẩm là 7540101. Dưới đây là các khối thi của ngành học này.
Khối thi | Tổ hợp môn |
A00 | Toán, Vật lí, Hóa |
A01 | Toán, Vật lí, Tiếng Anh |
A02 | Toán, Vật lí, Sinh |
B00 | Toán, Hóa, Sinh |
B08 | Toán, Sinh, Tiếng Anh |
C01 | Ngữ văn, Toán, Vật lí |
C02 | Ngữ văn, Toán, Hóa |
C04 | Ngữ văn, Toán, Địa lí |
C08 | Ngữ văn, Hoá, Sinh |
D01 | Ngữ văn, Toán, Tiếng Anh |
D07 | Toán, Hóa, Tiếng Anh |
D08 | Toán, Sinh, Tiếng Anh |
D90 | Toán, Khoa học tự nhiên, Tiếng Anh |
Ngành công nghệ thực phẩm học trường nào?
Hiện nay, có rất nhiều trường đào tạo ngành này nên có đa dạng sự lựa chọn. Điều này khiến các bạn phân vân không biết nên học trường nào tốt nhất. Vậy học công nghệ thực phẩm ở trường nào? Khoa Quốc Tế đã tổng hợp danh sách các trường xét tuyển như sau:
Các trường có ngành công nghệ thực phẩm ở miền Bắc
- Đại học Bách Khoa Hà Nội
- Học viện Nông nghiệp Việt Nam
- Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội
- Đại học Công nghệ Đông Á
- Đại học Kinh tế – Kỹ thuật Công nghiệp
- Đại học mở Hà Nội
- Đại học Nông lâm Bắc Giang
- Đại học Nông lâm – Đại học Thái Nguyên
- Đại học Sao Đỏ (Hải Dương)
Các trường đại học có ngành công nghệ thực phẩm ở miền Trung
- Đại học Vinh
- Đại học Đông Á
- Đại họ̣c Bách khoa – Đại học Đà Nẵng
- Đại học Công nghiệp Vinh (Nghệ An)
- Đại học Nông lâm – Đại học Huế
- Đại học Duy Tân (Đà Nẵng)
- Đại học Nha Trang
Các trường đào tạo ngành công nghệ thực phẩm ở miền Nam
- Đại học Bách Khoa HCM
- Đại học Công nghiệp Thực phẩm Hồ Chí Minh
- Đại học Công nghiệp Hồ Chí Minh
- Đại học Nguyễn Tất Thành
- Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP.Hồ Chí Minh
- Đại học Công nghệ TP.Hồ Chí Minh
- Đại học Bà Rịa – Vũng Tàu
- Đại học Công nghệ Đồng Nai
- Đại học Nam Cần Thơ
- Đại học Cần Thơ
Xem thêm:
- Học phí trường Đại học Mở Hà Nội
- Học phí trường Đại học Đông Á
- Học phí trường Đại học Bách Khoa TPHCM
- Học phí trường Đại học Hoa Sen
Những khó khăn của ngành công nghệ thực phẩm
Ngành công nghệ thực phẩm là ngành có vai trò quan trọng trong việc cung cấp thực phẩm an toàn và chất lượng cho người tiêu dùng. Như mọi ngành nghề khác, ngành công nghệ thực phẩm cũng có những khó khăn riêng:
- Quy trình sản xuất và kiểm soát chất lượng: Công nghệ thực phẩm là ngành yêu cầu sự chính xác cao về quy trình sản xuất và quản lý soát chất lượng sản phẩm. Sự thiếu sót trong việc kiểm soát chất lượng sản phẩm có thể gây ra những rủi ro về sức khỏe người tiêu dùng, đồng thời gây tổn thất và ảnh hưởng đến uy tín của doanh nghiệp.
- Cạnh tranh khốc liệt: Trong bối cảnh thị trường ngày càng phát triển và cạnh tranh ngày càng gay gắt, các doanh nghiệp phải liên tục nghiên cứu, cải tiến sản phẩm và nâng cao chất lượng để duy trì và tăng thị phần.
- Thời gian làm việc kéo dài: Việc sản xuất thực phẩm thường đòi hỏi thời gian làm việc dài, đặc biệt là trong các giai đoạn sản xuất lớn như mùa thu hoạch. Điều này có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe và cuộc sống người lao động.
- Chi phí đầu tư cao: Ngành này đòi hỏi đầu tư về cơ sở vật chất và trang thiết bị hiện đại để đáp ứng nhu cầu sản xuất. Việc đầu tư lớn có thể gây áp lực về tài chính đối với các doanh nghiệp nhỏ và mới thành lập.
- Yêu cầu sự chính xác và kiến thức chuyên môn cao: Công nghệ thực phẩm là một ngành yêu cầu sự chính xác và kiến thức chuyên môn sâu rộng. Việc không đáp ứng được yêu cầu này có thể dẫn đến sai sót trong sản xuất và kiểm soát chất lượng sản phẩm, ảnh hưởng đến hiệu suất kinh doanh.
Cơ hội nghề nghiệp của ngành công nghệ thực phẩm
Như đã đề cập, ứng dụng của ngành công nghệ thực phẩm vô cùng rộng rãi và gần gũi với đời sống hàng ngày. Do đó, cơ hội việc làm ngành này cũng vô cùng đa dạng. Dưới đây là một số vị trí mà bạn có thể tham khảo sau khi sau khi tốt nghiệp chuyên ngành:
- Chuyên viên nghiên cứu phát triển sản phẩm: Vị trí tập trung vào việc nghiên cứu, thiết kế và thử nghiệm các sản phẩm, thực phẩm, hàng hóa, dịch vụ và các dự án mới. Chuyên viên nghiên cứu phát triển sản phẩm cần có khả năng đưa ra các giải pháp sáng tạo và thúc đẩy sự phát triển của các sản phẩm mới.
- Kỹ sư chế biến nông sản: Vị trí này đòi hỏi nghiên cứu các quy trình kỹ thuật chế biến nông sản như mục tiêu đề ra, giám sát và hướng dẫn công nhân thực hiện quy trình chế biến nông sản. Kỹ sư chế biến nông sản phải đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và nghiên cứu các phương pháp chế biến để tăng năng suất.
- Kỹ sư chế biến thủy sản: Vị trí này tập trung vào việc thực hiện quá trình chế biến, bảo quản, xử lý các sản phẩm thủy sản một cách an toàn và hiệu quả nhất. Kỹ sư chế biến thủy sản cần có kiến thức về quy trình chế biến, kỹ thuật bảo quản và cách tối ưu hóa giá trị kinh tế từ sản phẩm thủy sản.
- Giám sát chất lượng sản xuất: Vị trí này đảm nhận nhiệm vụ theo dõi, giám sát các bước trong quy trình sản xuất để đảm bảo rằng sản phẩm đạt yêu cầu về chất lượng. Giám sát chất lượng sản xuất đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo quy trình sản xuất hiệu quả và chất lượng sản phẩm cao.
- Nhân viên kỹ thuật QC (Kiểm soát chất lượng): Vị trí này chịu trách nhiệm theo dõi và đo lường các chỉ tiêu chất lượng của nguyên liệu và thành phẩm trong quá trình sản xuất. Nhân viên kỹ thuật QC xác định xem sản phẩm đạt chất lượng theo yêu cầu hay chưa và đảm bảo kết quả kiểm tra được ghi nhận chính xác.
- Nhân viên kiểm tra chất lượng: Vị trí này là trung tâm của việc kiểm soát chất lượng, chịu toàn bộ trách nhiệm quản lý và thực hiện các quy trình kiểm tra để đảm bảo rằng sản phẩm đáp ứng tiêu chuẩn chất lượng.
Mức lương ngành công nghệ thực phẩm
Bên cạnh những khó khăn của ngành công nghệ thực phẩm thì mức lương của ngành này cũng đáng để bạn quan tâm. Có thể thấy cơ hội việc làm trong lĩnh vực công nghệ thực phẩm rất đa dạng. Vậy mức lương ngành công nghệ thực phẩm như thế nào?
- Đối với sinh viên tốt nghiệp mới ra trường sẽ có được mức lương khởi điểm từ 4 – 5 triệu/tháng.
- Đối với người có từ 3 – 5 năm kinh nghiệm sẽ có mức lương từ 7 – 10 triệu/tháng.
- Đối với vị trí quản lý, giám sát, kỹ sư có thể lên đến 2000USD đến 3000 USD/tháng và nếu bạn đã có kinh nghiệm, tuổi nghề thì sẽ càng có cơ hội thăng tiến cao.
Bạn có phù hợp với ngành công nghệ thực phẩm không?
Đừng thấy những khó khăn của ngành công nghệ thực phẩm mà bạn nản lòng. Bạn sẽ vượt qua những khó khăn và thành công trong lĩnh vực này nếu bạn có những tố chất sau đây:
- Bạn cần có sự yêu thích và say mê với khoa học và công nghệ. Đây là yếu tố quan trọng để bạn hiểu rõ về quy trình sản xuất, công nghệ và các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm.
- Bạn cần học tốt các môn học cơ bản như Sinh học, Hóa học và Vật lý. Kiến thức vững chắc của các môn này sẽ cung cấp cho bạn cái nhìn tổng quan trong quá trình sản xuất thực phẩm.
- Tư duy logic, khả năng sáng tạo, nhạy bén là yếu tố không thể thiếu, giúp bạn nắm bắt tâm lý, sở thích, nhu cầu của người tiêu dùng. Từ đó giúp bạn phát triển sản phẩm thực phẩm phù hợp với nhu cầu thị trường.
- Bạn cần trang bị cho mình kỹ năng ngoại ngữ, kỹ năng tin học, kỹ năng giao tiếp, làm việc nhóm, quản lý thời gian hiệu quả,… và các kỹ năng liên quan đến quản lý sẽ giúp bạn nổi bật và thành công trong lĩnh vực ngành công nghệ thực phẩm.
Xem thêm:
Vậy là Khoa Quốc Tế đã giúp bạn giải đáp về những khó khăn của ngành công nghệ thực phẩm đồng thời giúp bạn có cái nhìn tổng quan về ngành này. Hy vọng qua những chia sẻ trên sẽ giúp bạn chọn ngành nghề phù hợp với bản thân. Nếu bạn muốn biết thêm về các ngành nghề khác hãy xem tại chuyên mục Hướng nghiệp nhé!
source https://khoaquocte.vn/nhung-kho-khan-cua-nganh-cong-nghe-thuc-pham/
Nhận xét
Đăng nhận xét